Phương pháp mãng châm trong ngành châm cứu thế giới

 

GS.TSKH Nguyễn Tài Thu*, PGS.TS. Nghiêm Hữu Thành**

Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam*

Tổng giám đốc Trung tâm Đào tạo ứng dụng châm cứu Việt Nam*

Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Châm cứu Thế giới (WFAS)*

Phó chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam**

Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW**

 

Một trong những phương pháp giày mlb la rep 11 châm cứu đang được tổ chức châm cứu thế giới ca ngợi hiệu quả và khuyến khích giảng dạy, bồi dưỡng kỹ thuật để đưa vào việc điều trị tích cực do các chứng bệnh đang chữa bằng châm cứu. Đại hội VIII của Liên hiệp Hội Châm cứu Thế giới (WFAS) đã đánh giá cao về phương pháp điều trị các bệnh tật theo phương pháp Mãng châm (Boa Acupuncture) mà đặc biệt nhấn mạnh.

1/ Mãng châm châm tê phẫu thuật (Analgésie).

2/ Mãng châm điều trị các chứng đau (Syndrome de douleur).

3/ Mãng châm chữa bệnh liệt (Traitement de la paralysie).

4/ Mãng châm cai nghiện ma tuý. (Traitement de la Toxicomanie).

Đó là những kết quả xuất sắc mà châm cứu Việt Nam đã đạt được bằng phương pháp Mãng châm (Boa Acupuncture).

Ngày xưa cũng đã đánh giá cao tác dụng của Mãng châm. Ngày nay, học tập kinh nghiệm của người xưa ứng dụng Mãng châm và phát triển Mãng châm, châm cứu Việt Nam đang được nhân dân ví lv nam dài trong n­ước và nhiều tổ chức châm cứu trên thế giới đánh giá cao Mãng châm như sau như người xưa đã viết:

“Đại hề, Trường hề khiếu Mãng châm

Giáng yêu, trảm quỷ khu tà phong

Kinh giản, Điên cuồng, Hoán than, Tý

Châm đáo bệnh tiêu, hiển thần kỳ”

Mãng châm là một phương pháp châm cứu đặc biệt mà Việt Nam chúng ta đã nghiên cứu ứng dụng 50 năm qua và đã xuất bản sách “Mãng châm” của tác giả GS.TSKH Nguyễn Tài Thu phát hành trong nước và ngoài nước.

NGUYÊN LÝ ĐỂ TẠO RA MÃNG CHÂM

Từ ngàn năm xưa, các vị tiền bối của châm cứu phương Đông, đã sử dụng những con số của trời (Thiên) Địa (Đất)”. Từ số 1 đến số 9 tạo ra 9 loại kim châm. Nguyên lý này phân tích theo tương quan 9 con số của bộ phận trong cơ thể con người, khớp với 9 con số của luật Hoàng Trung (luật âm nhạc cổ xưa) với 9 con số của bát quát và khớp với 9 phương trời trong thiên nhiên.

1.Trình tự các số từ 1 đến 9, sắp xếp trên “Mai Rùa Thiêng” (theo Linh Khu kinh) mà trong “Lạc thư” đã ghi lại như sau:

hinh 1

                                                                                                                 Hình 1

– Đầu là số 9, đuôi là số 1, bên trái là số 3, bên phải là số 7

– Vai là số 2 và số 4

– Số 6 và số 8 là chân

– Số 5 là chính giữa 

  1. Trình tự các số từ 1 đến 9 sắp xếp trên “Mai Rùa Thiêng” ứng với 9 phương trời:

 hinh 2

   Hình 2.

– Đầu là phương Nam

– Đuôi là phương Bắc

– Bên trái là phương Đông

– Bên phải là phương Tây

– Bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc – cơ sở là: 3, 7, 9, 1.

– Bốn phương: Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc – cơ sở là: 2, 4, 6, 8.

– Trung ương: ở chính giữa là số 

hinh 3                 

Hình 3.

Nếu các số của các điểm dọc (Nam, Bắc) hoặc ngang (Đông, Tây) cộng lại thì đều có số 15. Đó chính là con số cơ bản của qui luật biến hoá của Âm Dương.

Cụ thể là

1 Thuỷ (Bắc)

Hoả (Nam)

Mộc (Đông)

Kim (Tây)

Thổ (Trung ương) 

Số Sinh của ngũ hành.6

(1+5)7

(2+5)8

(3+5)9

(4+5)10

(5+5)Số Thành của ngũ hành

  1. Trình tự của các số từ 1 đến 9 ứng với Bát quái và 14 kinh mạch chính

                    

 hinh 4inh5

                        Hình 4 A                                                                                                      Hình 4 B

TÓM LẠI:

Theo nguyên lý nói trên người xưa đã dùng con số của Thiên – trời, Địa – đất từ số 1 đến số 9 tạo ra 9 loại châm tức là Cửu châm trong đó có Mãng châm bao gồm trường châm và đại châm.

Nguyên lý này đã phân tích giày nam đen theo tương quan 9 con số của các bộ phận trong cơ thể con người khớp với 9 con số của luật Hoàng Trung (luật âm nhạc xưa) với 9 con số của bát quát và khớp với 9 phương trời trong thiên nhiên.

MÃNG CHÂM (CỬU CHÂM) (Les 9 types d’aiguille)

Thủa đầu người xưa đã theo bệnh lý của mỗi loại bệnh để phân biệt chữa từng loại bệnh theo từng loại kim ương ứng với 9 loại kim. Trong đó đặc biệt nhất là hai loại trường châm và đại châm. Do đó khi nói đến Cứu châm thì người xưa gọi chung là Mãng châm lưu truyền đến nay.

1/ Tác dụng của mỗi loại kim có thể dùng đơn thuần 1 loại kim, có thể phải kết hợp 2 – 3 loại kim thì điều trị mới có hiệu quả

Cửu châm (các loại kim thường dùng)

* Loại kim số 1 là Sàm châm: tương ứng với Thiên. Thiên thuộc Dương vì giống như trong cơ thể Phế ở vị trí cao nhất so với tất cả lục phủ, ngũ tạng. Phế ứng với Dương, có quan hệ mật thiết với bì mao, khi chữa bệnh Phế chủ bì mao nên cần phải dùng Sàm châm để thânh nhiệt giải biểu chữa bệnh ở phần ngoài. Kim dài 1thốn 6 không hao tổn nguyên khí.

* Loại kim số 2 là Viên châm: tương ướng với Địa, Địa thuộc Âm, đối với cơ thể tương ướng với cơ nhục, kim này mũi kim mình hơi tròn ít nhọn, đế kim không đâm sâu được vào cơ nhục (tránh tổn thương Tỳ). Kim dài 1,6 thốn. Điều trị chứng tê, teo cơ.

* Loại kim số 3 là Đề châm: Trong cơ thể hệ huyết mạch lưu thông khắp cơ thể để duy trì chức năng sinh lý của tạng phủ. Đề châm có mũi kim không nhọn, đầu hơi tù chủ yếu Đế châm có tác dụng tăng cường tuần hành của khí huyết, kích thích từ ngoài da vào sâu (ấn mạnh kim chứ không châm  qua da).

* Loại kim số 4 là Phong châm: Phong châm tượng trưng cho Tứ Quý. Phong tà (bát phong) đã xâm nhập mạnh vào cơ thể, cần phải dùng Phong châm để tả nhiệt, trừ phong, cần dùng Phong châm dài 1,6 thốn – 2 thốn hoặc kim Tam kăng để tả nhiệt, thích huyết tiêu trờ bệnh mãn tính.

* Loại kim số 5 là Phi châm: Kim số V tượng trưng cho Ngũ Âm (là kim đứng giữa tần số 1 và kim số 9, kim dài 1,6 – 4 thốn thường để thích huyết, phá ung nhọt, chống tụ máu. Khi dùng kim này có rối loạn Âm Dương, Hàn Nhiệt nhiều gây ra: viêm nhiễm, sưng tấy nhiệt độ cao (sốt) thì dừng Phi châm. Kim có lưỡi bẹt để thích huyệt.

Doc1

Cứu châm (các loại kim thường dùng)

* Loại kim số 6 là Viên lợi châm: Người xưa coi kim này là kim điều hoa âm dương tứ quí (bốn mùa), điều hoà  hàn nhiệt trong cơ thể, trệ khí ở cơ thể, chứng tý. Viên lợi châm dài 1,6 thốn – 2 thốn hoặc 3 thốn, đầu kim nhỏ, tròn.

* Loại kim số 7 là Hào châm: tương ướng với thần kinh, với thất khiếu trên đầu mặt. Thất khiếu trên đầu mặt là nơi bắt đầu của tật bệnh, tà khí xâm nhập qua ngũ khiếu và xâm nhập kinh lạc, tạng phủ gây nhiều loại bệnh khác nhau. Khi điều trị cần lưu kim dài 20 – 30 phút nhằm dẫn chính khí, trục tà khí, thường chữa chứng bệnh tật ở ngũ quan, ngũ tạng, lục phủ, khai khiếu.

* Loại kim số 8 là Trường châm: Thích ứng với điều trị các chứng bệnh do bát phong xâm nhập lâu ngày từ bát phương (nông « sâu). Trường châm rất thích hợp với chữa bệnh từ bát phong gây ra. Các tý chứng đau tứ chi, cột sống v.v…các khớp ngối, khớp háng trong cơ thể, bán thân bất toại, liệt 2 chi dưới, liệt tứ chi, viêm đau cột sống.

Kỹ thuật châm là xuyên huyệt, châm sâu.

Kim từ 5 thốn đến 15 thốn hoặc trên 30 thốn (tương ứng 10cm, 30cm, hoặc 60cm)

* Loại kim số 9 là Cự châm (Đại châm): tương ứng với cửu dã (Cửu châm). Tà khí xâm nhập nặng, gây chứng thực tức là ngoài chứng liệt, chứng đau cơ khớp còn gây các chứng thực cho cơ thể (sưng, đau, liệt, khí huyết không thông, trệ khí…).

Mãng châm là phương pháp hữu hiệu nhất trong châm cứu chữa bệnh.

Mỗi khi dùng kim dài, kim to…để chữa bệnh thì gọi là phương pháp Mãng châm chữa bệnh.

Đây là một thành tích chữa bệnh bằng kim châm mà tổ tiên của chúng ta đúc kết hàng trăm năm dài đã phải thực nghiệm trên thân mình như: GS. Vương Tuyết Đài (Trung Quốc), GS. Đặng Đình Huấn cùng GS.Nguyễn Tài Thu (Việt Nam) gần 50 năm qua đã phục vụ trong chiến tranh cứu chữa biết bao thương binh, bệnh nhân qua nhiều trường hợp bệnh nguy cấp thường phải bó tay, nhưng đã được chữa theo phương pháp Mãng châm của người xưa (Trung Quốc và Việt Nam) hơn nửa thế kỷ qua không ngại gian khổ dầy công nghiên cứu.

Trong nghiên cứu khoa học có thể theo ý cá nhân nhưng chỉ vì cá nhân để đề cao cá nhân mình lên, quên công ơn của người đi trước thì không thể học tập bước đi của người đi trước, trước mắt có thể khoe khoang bản thân mình, quên công ơn thầy thì chỉ được một thời gian. Do đó chúng ta không bao giờ được quên công ơn người xưa: “học đầu bỏ đuôi” không tôn trọng thầy thì rồi đây ai tôn trọng mình.

KỸ THUẬT MÃNG CHÂM

  1. Kim dùng cho Mãng châm

Không giống những kim th­ường dùng, mà là kết hợp của 2 loại: Trư­ờng châm và Đại châm trong Cửu châm. Cụ thể như sau:

– Đốc kim tư­ơng đối dài, bình quân từ 5-8 cm.

– Thân kim dài: ngắn nhất là 5 thốn ( khoảng 10 cm), dài nhất là 30 thốn (khoảng 60 cm). Th­ường dùng các loại kim dài: 10cm- 15-20-25-30-40-50-60cm và đến 70cm là dài nhất.Thân kim t­ương đối to, đường kính bình quân là 0,5-1mm.

– Mũi kim không nhọn lắm (để dẫn khí vận khí sau khi châm đắc khí).

Bi chú: Mãng châm khác Mang châm là kim dùng cho Mãng châm dài, to; còn Mang châm là dùng kim dài nh­ưng không to.

TOP 4 SIÊU PHẨM NƯỚC HOA NỮ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BỘ SƯU TẬP CỦA BẠN

  1. Kỹ thuật Mãng châm

 Mục đích điều khí mạnh, xuyên kinh, xuyên huyệt đạo.

* Thủ pháp châm kim

Bàn tay trái căng da nhằm tán vệ khí, tay phải dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa cầm kim ở chỗ cách mũi kim chừng 5-15mm, dùng lực đâm kim thật nhanh, đẩy thật mạnh qua da vì thân kim mãng châm to mà mũi kim ít nhọn, qua da khó.

Đối với huyệt đạo ở vùng tr­ước ngực, sau lư­ng và vùng bụng, khi cắm kim vào huyệt, mũi kim khi châm qua da phải cắm ở góc độ 45°.Tiếp đó đẩy kim theo huyệt đạo thì thân kim phải ngả xuống góc độ 10-15° với mặt da,rồi từ từ đẩy huyệt tới 5-10 thốn. Ví như châm huyệt đạo Thiên đột (CV22) ® Đản trung (CV17) của mạch nhâm, châm huyệt đạo Âm giao (CV7) ® Khúc cốt (CV2) hoặc châm huyệt đạo Đại chuỳ (GV14) ® Thần giao (GV11), Đại chuỳ (GV14) ® Tích trung (GV6) ® Yêu dương quan GV3) của mạch Đốc.

Đối với vùng huyệt đạo ở tứ chi: khi cắm kim mũi kim đâm qua da với một góc 60° so với mặt da, tiếp đó đẩy kim theo huyệt đạo cho tới huyệt như­ châm huyệt Kiên ngung

(LI5) ® Khúc trì (LI11) khoảng 10 thốn của kinh Dư­ơng minh Đại tr­ường hoặc: châm huyệt đạo Hoàn khiêu (G30) ® Tất dư­ơng quan (G33) khoảng 24 thốn của kinh túc Thiếu dương Đởm.

Đối với vùng huyệt đạo ở giữa hai khe xương của tứ chi: Khi cắm kim, mũi kim đâm qua da với góc độ 30 độ so với mặt da. Tiếp đó đẩy kim theo huyệt đạo không đổi h­ướng , trực tiếp đẩy kim tới hyệt cuối cùng như: ở cẳng tay, châm huyệt đạo Khúc trì (LI11) ® Ngoại quan (TE5) khoảng 10 thốn đi giữa kinh tâm bào và kinh tam tiêu thì sau khi châm qua da, đẩy kim từ từ vào khe giữa x­ương quay và xương trụ tận cùng ở Ngoại quan khoảng 10 thốn.

NHỮNG PHƯ­ƠNG PHÁP CHÂM ĐẶC BIỆT CỦA MÃNG CHÂM

  1. Các phư­ơng pháp châm đặc biệt

1.1. Phư­ơng pháp châm đối trì ®¬

Phư­ơng pháp châm “Đối trì” tức là trên cùng một đư­ờng kinh dùng 2 mãng châm cùng hướng vào một chỗ để châm, hai mũi kim tiếp giáp nh­ưng đối lập nhau

VD: Đau lưng do thận hư­: Trên kinh Túc Thái d­ương bàng quang, dùng một kim châm từ huyệt Đởm du (B19) đi xuống huyệt thận du (B23). Kim thứ 2 châm từ huyệt Bàng quang du (B28) ng­ược kinh Bàng quang đến huyệt Thận du (B23).

1.2. Ph­ương pháp châm phân lư­u ¬  0 ®

Ph­ương pháp “phân lưu” tức là trên cùng một đư­ờng kinh, dùng hai mãng châm châm ở ngang gần nơi có bệnh như­ng mỗi kim châm theo một hư­ớng đối lập nhau nhằm phân tán khí chuyển đi chỗ khác.

VD: Đau l­ưng (L2-L3) do vôi hoá, do gai đôi”.

Có thể lấy huyệt trên mạch Đốc, châm một kim từ huyệt mệnh môn (GV4) thuận mạch Đốc đi lên đến huyệt Tích trung (GV6) hoặc huyệt Trung xu (GV7). Kim thứ hai cũng châm từ huyệt Mệnh môn (cách kim thứ nhất khoảng1/2 thốn) đi ngư­ợc chiều của mạch Đốc, mũi kim đến huyệt Yêu d­ương quan (GV6) hoặc huyệt Yêu du (GV2).

1.3.Ph­ương pháp châm trực đảo

Ph­ương pháp “trực đảo” tức là trên một kinh nào đó, tìm những huyệt đạo đặc hiệu mà tiến hành châm sâu châm chếch, châm theo góc nghiêng, hư­ớng không nhất định thuận hoặc ng­ược đư­ờng kinh, chủ yếu nhằm mục đích “Tả”.

Th­ường dùng để điều trị ho, hen, suyễn, động kinh, hội chứng đau, viêm cơ, chứng béo phì, teo cơ, tê liệt thần kinh.

Thư­ờng dùng với huyệt đạo hoặc huyệt sau:

– Ở mạch Nhâm: huyệt thiên đột (CV22) ® kim đi chếch từ bờ trên xư­ơng ức xuống sau x­ương ức từ 3-5 thốn: chữa ho, hen, suyễn.

– Ở mạch Đốc :huyệt trư­ờng cư­ờng (GV1) ® kim đi xuông vào sâu khoảng 3 thốn: chữa kinh phong, trĩ, động kinh.

– Ở kinh Vị huyệt Túc tam lý (ST36) sâu khoảng 2 thốn, mũi kim đi chếch ra sau, xuống đến Thừa sơn (B57): chữa liệt tê, đau cẳng chân.

– Ở kinh Bàng quang: từ huyệt Trật biên (B54) qua Thừa phù (B36) đến ân môn (B37): chữa đau liệt chi d­ưới.

– Ở kinh Tiểu tr­ường: từ huyệt Quyền liêu ( S18) kim châm đi thẳng ra phía d­ưới sau xương gò má ngư­ợc lên huyệt Tứ bạch (ST2) hoặc ra phía mũi huyệt Nghinh h­ương (LI20): chữa viêm xoang, chữa mắt (giảm thị lực, viêm đau mắt)

– Ở kinh Tam tiêu: huyệt Ế phong(TE) chữa bệnh ở ngũ quan (đặc biệt là chữa ù tai, điếc).

1.4. Phư­ơng pháp châm Tam thoa

Phương pháp Tam thoa là phư­ơng pháp dùng 3 mãng châm mà 3 mũi kim h­ướng vào một chỗ làm thành hình tam giác.

VD: Teo cơ cánh tay

Dùng một kim châm từ huyệt Kiên Liêu (TE14) đến huyệt Tiêu lạc (TE12). Kim thứ 2 châm từ huyệt Kiên ngung (LI15) xuyên tới huyệt tý nhu (LI14). Kim thứ 3 châm từ huyệt Trửu Tiêm (LI12) đi ng­ược lên khoảng 5 thốn (A thị huyệt).

1.5. Ph­ương pháp châm theo hình cong (hình cung)

Ph­ương pháp châm theo hình cong nghĩa là thường dùng trường châm loại đường kính 10 – 15cm nhỏ (Mãng châm), châm kim nhỏ thân dài vào huyệt sau đó thân kim theo hình của sọ của bên sườn, lưng, mặt, mắt mà uốn cong theo đư­ờng đi của kinh lạc, mũi kim tiếp tục đẩy tới huyệt cần thiết, hình cung to nhỏ khác nhau mà quyết định do huyệt đạo.

VD: Chữa đau l­ưng thận hư­ ( thận hư­ yêu thống): chữa béo, chữa đầu bụng, đau lưng.

Châm kim từ huyệt Đới mạch (G26) sau đó đẩy thân kim theo hình cung của eo lưng ra sau lư­ng, mũi kim đến vị trí huyệt Thận du (B23).

Ph­ương pháp châm theo hình cong thuộc về pháp bổ, thích nghi với điều trị đau dây thần kinh 3 nhánh, đau đầu, đau lư­ng, trệ khí, đầy bụng.

1.6. Ph­ương pháp véo da lên để châm

Khi châm kim, muốn cho thân kim đi thông suốt nhẹ nhàng,đồng thời không đ­ược để kim chọc vào tạng phủ, nhất là ở những ng­ười gầy, thư­ờng dùng ph­ường pháp véo da lên để châm. Như đối với những huỵêt đạo trư­ớc ngực, sau lư­ng, ở vùng bụng, khi châm và đẩy kim theo huyệt đạo, có thể véo da lên mà châm kim, đẩy kim. Véo da lên để châm thư­ờng thư­ờng đẩy kim chầm chậm qua huyệt đạo, thủ pháp này thuộc phép bổ.

1.7. Chọn huyệt và phối hợp huyệt trong mãng châm

1.7.1.Phư­ơng pháp lấy huyệt Biểu lý: phư­ơng pháp này là theo học thuyết Âm dương, Biểu lý để chọn huyệt.

VD: Chữa di chứng của trúng phong có thể châm huyệt đạo thuộc biểu “ Hoàn khiêu xuyên Tất d­ương quan” của kinh túc Thiếu dư­ơng Đởm. Đồng thời có thể châm huyệt đạo thuộc Lý “ Huyết hải (SP10) xuyên Âm liêm (LI9)”của kinh Quyết âm Can.

1.7.2. Phư­ơng pháp lấy huyệt theo kinh cùng loại tên (cùng một đại kinh bằng kinh đòng danh)

 Như Thủ dư­ơng minh kinh, Túc dư­ơng minh kinh là kinh đồng danh

VD: Chữa teo cơ

Châm huyệt đạo D­ương Khê (LI5) xuyên Khúc trì (LI11) của kinh thủ D­ương minh và châm huyệt đạo “ Bễ quan (S31) xuyên l­ương khâu ( S34)” của kinh túc Dư­ơng minh vị. Hai kinh đều là kinh D­ương minh.

1.7.3. Phư­ơng pháp lấy huyệt theo khu gần

Chọn châm những huyệt đạo ở nơi có bệnh theo lý luận của y học phư­ơng Đông “Chỗ đau là huyệt”: đầu đau châm đầu, chân đau châm chân.

VD: thiên đầu thống và đau thần kinh 3 nhánh có thể châm huyệt đạo Khúc sai (B4) xuyên Ngọc chẩm (B9) của kinh Bàng quang.

1.7.4. Phư­ơng pháp lấy huyệt ở chỗ xa

Lấy huyệt ở chỗ xa gọi là “ viễn trị tác dụng”. Bệnh ở trên châm huyệt đạo ở d­ưới, bệnh ở dư­ới châm huyệt đạo ở trên. VD Chữa liệt chi d­ưới có thể châm huyệt đạo “Đầu lâm khấp (G15) xuyên thừa linh (G18).

1.7.5. Ph­ương pháp lấy huyệt theo Giáp kiều

Lấy huyệt theo ph­ương pháp Giáp kiều tức là lấy một kim châm qua huyệt đạo gồm 3 huyệt của 3 kinh, không có liên quan Biểu lý, cũng không cùng đại kinh, nối 3 kinh lại với nhau.

VD: Chữa chứng tê dại ở chân: trư­ớc tiên châm huyệt đạo: “Tam âm giao (SP6) xuyên Âm lăng tuyền (SP9)” của kinh Tỳ và châm huyệt đạo “Thừa phù (B36) xuyên uỷ trung tức là châm Giáp kiều.

Hai kinh Tỳ và Bàng quang không có quan hệ biểu lý cũng không đồng danh

(không cùng một đại kinh) nh­ưng nếu giữa 2 kinh đó lại châm 1 kim vào huyệt đạo Âm lăng tuyền (SP9) đến Uỷ trung thì hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

IV.KẾT LUẬN

Từ trước tới nay ngành châm cứu Việt Nam đã dùng nhiều phương pháp châm cứu chữa bệnh đặc biệt là phương pháp Mãng châm để góp sức mình trong việc chữa rất nhiều các chứng bệnh khó và đạt kết quả cao qua các công trình nghiên cứu khoa học, như :

1/ “Kết hợp châm cứu  với khoa học hiện đại để mổ” hàng nghìn ca, phẫu thuật trong chiến tranh.

2/ “Kết hợp châm cứu với khoa học hiện đại để cai nghiện ma tuy” theo các phương tiện tiến bộ của thế giới.

3/ “Kết hợp châm cứu với khoa học hiện đại để chữa các chứng liệt: liệt nửa người, liệt chi dưới, liệt tứ chi

4/ “Kết hợp châm cứu với khoa học hiện đại để chữa các chứng đau: đau lưng, đau cột sống, teo cơ, liệt thần kinh v.v….

Việc chữa đau lưng là một chứng bệnh thường gặp trong nhân dân, không những tây y mà phương pháp châm cứu đông y vẫn chữa có kết quả tốt. Do đó trong một vài báo cáo gần đây có nêu lên việc kết hợp Đại châm – Trường châm với Laser, với Từ trường tuy có kết quả Phòng khám JK Việt Nam nhưng không phải là do châm cứu mà là do các phương pháp hiện đại mang lại. Việc đó có thể là có thực tế nhưng không phải là cần thiết vì châm cứu từ xưa đến nay đã chữa rất nhiều loại chứng đau (có đau lưng) mà chỉ cần dùng hào châm, thuỷ châm chứ không cần dùng đến đại châm và trường châm.

Tin Liên Quan