Hội thảo khoa học kỹ thuật truyền nghề châm cứu theo kinh nghiệm châm cứu Việt Nam 55 năm qua (1960-2015)

– Căn cứ luật số 102 SC-TTG ngày 24/5/1957 quy định quyền lập Hội.

– Căn cứ Nghị định 258-TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật nói trên.

– Theo chỉ thị 101-TTg ngày 15/3/1961 của Thủ tướng Chính phủ Phạm văn Đông chỉ thị: “Cần đặc biệt chú ý đến châm cứu, thuốc nam, thuốc gia truyền tổ chức vào các hình thức hợp tác thích hợp, để hành nghề và được bồi dướng về chính trị và nghiệp vụ… (Sao gửi:  Cán bộ các uỷ ban Nhà nước, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các cơ quan đoàn thể TW, các Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh”.

Theo chỉ thị 101-TTg nói trên, từ năm 1960 Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam- Lương y lão thành cách mạng Đặng Văn Cáp đã chỉ thị cho Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Đông y Việt Nam, lương y Nguyễn Tử Siêu cùng các Uỷ viên Ban Tuyên giáo: Lương y Bùi Khang Đức, Lương y Vũ Xuân Quang, Bác sĩ Nguyễn Tài Thu làm nhiệm vụ thống kê danh sách được 520 hội viên Hội Đông y biết châm cứu các tỉnh thành tại các tỉnh thành từ miền Bắc tới Vĩnh Linh Quảng Bình trở ra và đã lần lượt mở các lớp học tập châm cứu, nghiên cứu khoa học kỹ thuật châm cứu tại 3 khu vực: Trung ương Hội ở miền Trung tại Cửa Lò – Nghệ An vào đến Quảng Bình – Vĩnh Linh, ở Thái Nguyên gồm các tỉnh Khu Việt Bắc và Tây Bắc. Cũng từ đó, trong 55 năm qua, Ngành Châm cứu Việt Nam đã không ngừng phát triển, kết hợp với Y học hiện đại, hoà đồng cùng Y học hiện đại thế giới xây dựng được một Ngành Châm cứu Việt Nam hiện đại hoá để hoà nhập được Liên hiệp Hội Châm cứu Thế giới (WFAS). Từ năm 1985 đến ngày nay, GS.TSKH.Nguyễn Tài Thu Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam đã liên tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Châm cứu Thế giới (WFAS).

Trong 55 năm qua, Hội Châm cứu Việt Nam đã có nhiều cuốn sách về châm cứu của Việt Nam bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp… được phổ cập trên thế giới như:

  1. Học tập lý luận Đông y – Tây y
  2. Tân châm
  3. Nghiên cứu Châm tê trong phẫu thuật
  4. Thuỷ châm, Nhĩ châm, Mai hoa châm
  5. Châm tê trong ngoại khoa
  6. Dưỡng sinh
  7. Khí công
  8. Acupuncture
  9. Sémeiologie Thérapeutique en Acupuncture
  10. Analgésie acupuncturale
  11. Acupuncture Medecine traditionnelle
  12. Một số vấn đề trong lý luận  của Đông y
  13. Châm cứu chữa bệnh
  14. Châm cứu sau đại học
  15. Mãng châm
  16. Điện châm cai nghiện ma tuý
  17. Châm tê phẫu thuật
  18. Cấu trúc logic hệ kinh lạc
  19. Một số điểm cơ bản về lý luận Đông y
  20. Châm cứu và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
  21. Châm cứu và phương pháp Đông y
  22. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học châm tê Việt Nam
  23. Analgésie acupuncturale
  24. Traitement de la toxicomanie par l’électro-acupuncture
  25. Boa acupuncture

Với sự lãnh đạo của WFAS, ngành châm cứu thế giới đã phát triển không ngừng trên 100 nước cùng với các công trình nghiên cứu khoa học về châm cứu, trong đó có Việt Nam, trở thành một thành phần quan trọng trong Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trong 55 năm qua, Hội Châm cứu Việt Nam cũng không ngừng phát triển trong Tổ chức Y tế Thế giới, được các nước tín nhiệm vì có những công trình nghiên cứu khoa học hữu hiệu với mã số KC 1006, KC 1006B, KC 1106… gồm hơn 100 đề tài khoa học cấp Nhà nước, cập Bộ, cấp cơ sở triển khai hữu hiệu tới các địa phương phục vụ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong những năm chiến tranh và từ hoà bình lập lại, quan hệ rộng rãi với nhiều nước trên thế giới trong suốt  trên 1/2 thế kỷ qua (1960-2015) như các đề tài nổi tiếng :

+ Châm tê trong phẫu thuật hơn 100 ngàn ca.

+ Châm tê điều trị hội chứng đau trong đó bao gồm điều trị đau do zôna mà không có thuốc gì chữa được.

+ Điện châm hỗ trợ cai nghiện ma tuý.

+ Điện châm chữa di chứng liệt (liệt 1/2 người do tai biến mạch máu não, liệt 2 chi dưới do viêm tuỷ rải rác, do chấn thương và tổn thương cột sống, do nuy chứng ở trẻ em, (do tai biến sản khoa, không nói được, không nghe được, không nhận thức được ) do ôn bệnh (viêm não, viêm màng não, viên teo gai thị…) viêm đa khớp dạng thấp…

Tin Liên Quan