Kinh nghiệm điều trị thường bệnh thường gặp bằng mãng châm

TRÚNG PHONG

Chứng trúng phong phát sinh ở tuổi trung niên trở lên. Bệnh phát ra đột ngột với chứng trạng là: hôn mê hoặc không, chân tay tê dại, liệt 1/2 người (bán thân bất toại), liệt mặt (khẩu nhãn oa tà) hoặc không, lưỡi cứng, nói khó hoặc mất tiếng, mạch huyền, hoạt.

Liệt 1/2 người (Bán thân bất toại)

TOP 4 SIÊU PHẨM NƯỚC HOA NỮ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BỘ SƯU TẬP CỦA BẠN

  • Biện chứng luận trị

Bệnh do phong gây ra thường tác động vào các kinh dương và các kinh mạch âm dương đa khí đa huyết. Trong điều trị thường dùng những huyệt đạo chủ yếu ở các kinh thủ túc Dương minh, kết hợp với các huyệt đạo ở kinh Đởm và các kinh Tỳ, kinh Bàng quang.v.v… để khu phong, trừ thấp, bình Can, lợi Đởm, bổ Tỳ bình Vị, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu, điều hoà khí huyết.

  • Phương pháp điều trị

Điều hòa kinh mạch, sơ thông khí huyết, châm các huyệt đạo ở các kinh thủ túc Dương minh, các đại kinh đồng danh, kết hợp với kinh Đởm và một số kinh khác. Mỗi lần châm chọn dùng mlb mickey xanh thay đổi các huyệt đạo dưới đây, lưu kim từ 20-40 phút, dùng thủ pháp Bổ hoặc Tả tuỳ theo bệnh lý.

  • Các huyệt đạo sử dụng thay đổi
Bễ quan – Lương khâu Ngoại quan – Tam dương lạc
Túc tam lý – Thượng cự hư Hợp cốc – Lao cung
Túc tam lý – Phong long Thương dương – Hợp cốc
Dương khê – Khúc trì Khúc trì – Kiên ngung
Thừa khấp – Địa thương Đồng tử liêu – Thái dương
Quyền liêu – Thính cung Toản trúc – Tình minh
Thiên tuyền – Cực tuyền Kiên trinh – Cực tuyền
Kiên ngung – Tý nhu Thần môn – Thiếu hải
Đầu lâm khấp – Thừa linh Dương bạch – Ngư yêu
Quyền liêu – Nghinh hương Địa thương – Giáp xa
Giáp xạ – Đầu duy Ế phong – Quyền liêu
Trật biên – Hoàn khiêu Trật biên – Thừa phủ – Ân môn
Hoàn khiêu – Tất dương quan Thừa sơn – Ủy trung
Dương lăng tuyền – Dương giao Tâm âm giao – Trung đô
Tâm âm giao – Âm lăng tuyền Huyết hải – Âm liêm
Huyết hải – Khí huyệt Giải khê – Túc lâm khấp
Thái xung – Giải khê Trật biên – Hội dương
  • Méo mồm, mắt không khép kín (khẩu nhãn oa tà)

 Biện chứng luận trị:

Chỉ đơn thuần méo mồm, mắt không khép kín thuộc chứng trúng phong kinh lạc, bệnh nhẹ. Nếu sau khi trúng phong, bệnh nhân bị liệt 1/2 người kèm theo méo mồm, mắt không khép kín là thuộc chứng trúng phong tạng phủ thì bệnh nặng, vừa phải chữa liệt nửa người, vừa phải chữa méo mồm, mắt không khép kín. Cần kịp thời điều trị bằng châm cứu càng sớm càng tốt. Miệng và mặt là nơi mà các kinh thủ, túc Dương minh, chạy qua. Khi phong tà xâm phạm vào kinh mạch ở mặt gâỵ khí huyết ứ trệ làm tê liệt thần kinh mặt. Dùng Mãng châm trực tiếp khai thông khí huyết sẽ khỏi bệnh.

Phương pháp điều trị

Khu phong hoạt lạc, thông kinh hoạt huyết.

Chủ yếu châm huyệt và huyệt đạo của kinh Thủ túc Dương minh ở vùng cổ mặt, kết hợp với huyệt đạo ở xa. Thời gian lưu kim 20-30 phút. Dùng thủ pháp Bổ là chính. Mỗi lần chọn dùng một số huyệt đạo dưới đây.

toant truc

CHỨNG TÝ

Tý là bế tắc không thông. Ngoại tà xâm phạm kinh lạc gây khí huyết bế tắc, không lưu thông được do đó gây ra đau nhức tê ở các khớp, các cơ trên cơ thể, ảnh hưởng chức nặng vận động nên gọi là “Chứng tý”. Trạng thái mất thăng bằng, ví lv dài nam vệ khí không ổn định, người mệt mỏi vì sau khi bị cảm mưa hoặc sống lâu ở chỗ ẩm thấp.v.v… phong, hàn, thấp xâm nhập cơ thể làm bế tác kinh lạc mà gây ra phong tý, hàn tý hoặc thấp tý. Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể bị nhiệt hoả tác động mà gây ra nhiệt tý. Có chứng tý gây đau ở vùng cố định, có chứng tý gây đau không cố định, tuỳ chứng mà mạch huyền, hồng, hoạt, sáp hoặc sác. Dưới đây là một số giày nam đỏ chứng tý thường gặp.

 Đau đốt sống cổ

  • Biện chứng luận trị

Nguyên nhân gây bệnh ở đốt sống cổ rất nhiều: gai đôi đốt sống cổ, vôi hóa đốt sống cổ, đốt sống cổ bị ngoại thương (vết thương, ngã, bom đạn) gây chướng ngại vận động hoặc liệt tứ chi, trường hợp này rất nặng.

Chủ yếu gây bệnh ở mạch Đốc. Mạch Đốc là bể của các kinh Dương, điều khiển hoạt động của 6 kinh dương (Đốc lục dương kinh). Khi châm vào mạch Đốc có thể khai thông kinh lạc, kinh khí tuần hành trở lại, doanh khí vệ  khí điều hòa do đó phong, hàn, thấp không tồn tại được. Ngoài ra, kết hợp châm vào kinh thủ Dương minh có thể tán phong hàn, trừ thấp tà thì chứng tý khỏi.

  • Phương pháp điều trị

Sơ thông mạch Đốc, tiêu trệ hóa ứ, thông kinh hoạt lạc.

Dùng phương pháp “Phối hợp xa gần” lấy huyệt để điều trị, thủ pháp chính là bổ, dùng phương pháp “Đối trì” rất thích hợp. Chọn dùng mỗi lần 2- 4 huyệt đạo thích ứng. Lưu kim 20-30 phút.

  • Huyệt đạo thường dùng
Não hộ – Á môn 
Phong phủ – Đại chùy

 Á môn – Đại chùy

Khúc trì – Kiên ngung

Kiên ngung – Tý nhu

Giáp tích Cl – Giáp tích C7                            

Khúc trì – Ngoại quan

Hợp cốc – Lao cung

 Nội quan – Khúc trạch                                  

Thiên tuyền – Cực tuyền

Đau ngang lưng

  • Biên chứng luân trị

Lưng là phủ của Thận, chữa đau ngang lưng cần Bổ chân dương của Thận. Đốc mạch là bể của các kinh Dương, có tác dụng tuyên thông dương khí, bổ thận ích tinh.

Nếu đau lưng mà do hàn, thấp hoặc thận hư, tổn thương đốt sống lưng, có thể kết hợp với châm mạch Đốc, châm kinh Bàng quang và mạch Giáp tích.

  • Phương pháp điều trị.

Hoạt huyết chỉ thống, bổ thận ích khí.

Dùng phương pháp tuần kinh thủ huyệt kết hợp lấy huyệt ở cục bộ, dùng thủ pháp Bổ là chính.

Lưu kim 20-30 phút mỗi lần chọn dùng 2-3 huyệt đạo

Chí thất – Chí thất Mệnh môn – Yêu dương qua
Giáp tích L2 – Giáp tích S1 Thận du – Bạch hoàn du
Chí thất – Trật biên Trạt biên – Hoàn khiêu

 Huyệt đạo thường dùng

Đau thần kinh tọa

Biện chứng luận trị

Do ngoại tà (phong, hàn, thấp) gây bệnh, thường tác động vào kinh Túc Thái dương Bàng quang, kinh Túc Thiếu dương Đởm, kinh Túc Thái âm Tỳ ảnh hưởng đến lưu thông khí huyết. Khí huyết của các kinh nói trên bế tắc, gây đau

Phương pháp điều trị

Khu phong, tán hàn, trừ thấp, chì thông. Châm một số huyệt đạo thuộc 3 kinh Bàng quang, Đỏm và Tỳ. Kết hợp Bổ và Tả. Lưu châm 20 – 30 phút.

 Huyệt đạo thường dùng

Giáp tích L2 – Giáp tích L5                                       Mệnh môn – Yêu du
Hoàn khiêu – Trật biên          Hoàn khiêu – Tất dương quan
Trật biên – Thừa phù     Ân môn  – Thừa phù

Dương lăng tuyền – Âm lăng truyền tuyền

Dương lăng tuyền – Dương giao

Dương giao – Côn lôn      

Dương lăng tuyền – Hạ cự hư

 Đau viêm quanh khớp vai

Biện chửng luận trị

Bệnh chứng này cũng thuộc chứng tý, thường là do “phong tà” gây ra nên cổ nhân gọi là “Hậu kiên phong”, nay thường gọi là viêm quanh khớp vai, bệnh liên quan đến đường kinh. Khi chữa, chủ yếu phải châm trên kinh Bàng quang để hóa thấp, phối hợp với kinh Phế để tuyên giáng, kinh Tiểu trường để tiết thủy và phối hợp vối kinh Tam tiêu để chống ứ trệ.

Phương pháp điều trị.

Chủ yếu khu phong, hóa thấp, tán hàn, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng phương pháp “Cận châm” châm những huyệt đạo quanh vai đau. Dùng thủ pháp Bổ, kết hợp với Tả

Huyệt đạo thường dùng

Kiên ngung – Tý nhu Kiên ngung – Khúc trì
Tiểu hải – Kiên trinh Kiên trinh – Cực tuyền
Thiên tuyền – Cực tuyền Xích trạch – Tý nhu

Có thể dùng phương pháp “Đối trì” như: Tý nhu – Kiên ngung, Kiên liêu – Kiên ngung.

Kết hợp phương pháp “Trực đảo” như dùng các huyệt đạo: Thiên tuyền – Cực tuyền, Kiên trinh – Cực tuyền.

 CHỨNG NUY

Chứng trạng chủ yếu của chứng nuy là: cơ chân tay teo, vô lực hoặc co cứng mất chức năng vận động, gây liệt tứ chi hoặc nửa người, liệt cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ). Thường ở thời kỳ đầu có sốt cao, tiếp đó thì chi trên và chi dưới bên phải hoặc bên trái hoặc cả hai bên bị liệt.

Trường hợp nặng thì liệt toàn thân, cơ teo dần, có khi kèm theo đau, có khi không đau, tuỳ chứng mà mạch phù, huyền, nhược, sáp, sác. Nguyên nhân gây bệnh thường là do phong nhiệt làm tổn thương tân dịch của Phế, gây bế tắc kinh mạch, cơ cân khô cằn… hoặc là do thấp nhiệt xâm nhập cơ thể, gây mất thăng bằng âm dương, khiến cân cơ suy yếu, cân cốt và khớp không vận động được. Cũng có thể do bệnh mạn tính làm cho cơ thể suy nhược, tinh khí của can thận suy tổn làm cho cân mạch, cơ nhục mất dần chức năng vận động gây ra chứng nuy.

Bại liệt trẻ em

Biện chứng luận trị

Bệnh do thấp nhiệt (siêu vi trùng) gây bệnh cho trẻ em, thường bị bại liệt một chi dưới hoặc một chi trên. Bệnh tà làm tổn thương trung khu thần kinh gây liệt chi và teo cơ.

Do đó, cần châm các huyệt ở mạch Đốc, mạch Giáp tích để tăng tủy sinh cơ, ích cân tráng cốt. Đồng thời kết hợp châm các huyệt thuộc kinh Can và kinh Thận để ích bổ Can Thận, châm các huyệt thuộc kinh Dương minh (Đại trường – Vị) để tăng khí bổ huyết, phục hồi cân.

Huyệt Dương lăng tuyền là huyệt hợp của cân. Huyệt Huyền chung (Tuyệt cốt) là huyệt Hội của Tủy. Phốỉ hợp 2 huyệt Dương lăng tuyền và Huyền chung vối các huyệt khác trong điều trị thì kết quả rất tốt.

Huyệt đạo thường dùng.

Mệnh môn – Yêu du

Giáp tích Cl – Giáp tích C7

Tích trung – Yêu dương quan

Giải khê – Nội đình

Kiên ngung – Khúc trì

Hợp cốc – Lao cung

Dương lăng tuyền – Huyền chung

Trung phong – Thái khê

Hoàn khiêu – Trật biên

Trật biên – Cự liêu

Đại chùy – Tích trung

Giáp tích L3 – Giáp tích L5

Tích trung – Mệnh môn

Kiên ngung – Tý nhu

Ngoại quan – Khúc trì

Nội quan – Đại lăng

Túc lâm khấp – Khâu khư

Huyết hải – Cấp mạch

Trật biên – Thừa phù

Tam âm giao – Trung đô

Liệt do viêm não

Biện chứng luận trị

Viêm não là do ôn bệnh gây ra ở người lớn và trẻ em. Sau giai đoạn cấp sẽ để lại di chứng rất nặng nề: liệt toàn thân, teo cơ, liệt cơ tròn, nhiều trường hợp để lại mất tiếng, không nghe được, có trường hợp kèm theo teo gai thị làm mất thị giác.

Mạch Đốc là mạch chủ chốt của toàn thân, điều chỉnh cả 6 kinh dương, phối hợp với kinh Tâm bào, kinh Can, kinh Thận có tác dụng bổ tủy ích não, tỉnh thần, thông kinh hoạt lạc, hồi phục thăng bằng của Âm Dương. Kinh Đởm có tác dụng đối với cân cốt, kinh Dương minh thì Nội kinh đã viết “Đốc thủ Dương minh” để chữa chứng nuy.

Do đó, di chứng viêm não tuy rất nặng, nhưng kết hợp các kinh nói trên với mạch Đốc, mạch Giáp tích có thể đạt hiệu quả tốt.

Phương pháp điều trị

Phải phục hồi cân cốt, bổ tuỷ tăng cơ, ích não bổ thần thông kinh hoạt lạc. Lấy huyệt của mạch Đốc, kinh Tâm bào, phối hợp kinh Đởm và đồng đại kinh Thiếu dương Tam tiêu, cùng với kinh Can biểu lý với kinh Đởm để điều trị.

Thủ pháp Bổ kết hợp Tả, hoặc bình Bổ bình Tả.

Lưu kim 20-30 phút.

Huyệt đạo thường dùng

Thần đình – Bách hội                                          Đại chùy – Phong phủ

Nội quan – Khúc trạch

Giáp tích Cl – Giáp tích C7

Phong trì – Phong trì

Á môn – Phong phủ

Đại chùy – Tích trung                                              

Trung phong – Trung đô                                             

Giáp tích L3 – Giáp tích L5                                                                                            

Tích trung – Yêu dương quan

Khúc trạch – Thiên tuyền

Khúc trì – Kiên ngung

Hạ cự hư – Túc tam lý

Huyết hải – Âm liêm

Trật biên – Thừa phù

Thừa phù – Ủy trung

Côn lôn – Thái khê

 Đại chùy – Phong phủ

Nội quan – Khúc trạch

Giáp tích C1 – Giáp tích C7

Phong trì – Phong trì

Tích trung – Yêu dương quan

Huyền chung – Dương lăng tuyền

Kiên liêu – Kiên ngung

Tam âm giao – Âm lăng tuyền

Dương lăng tuyền – Tuyệt cốt

Ủy trung – Thừa sơn

Giải khê – Khâu khư

 MỘT SỐ CHỨNG BỆNH VÀ TẠP BỆNH KHÁC

Não chậm phát triển ở trẻ em

Biện chứng luận trị

Nguyên nhân gây ra não chậm phát triển rất nhiều.

Do tiên thiên

Tai biến sản khoa (khi sinh trẻ bị thiếu dưỡng khí, đẻ khó phải can thiệp)…

Do hậu thiên

Đẻ ra bị viêm não, sốt cao co giật…

Chứng trạng thường là: phản ứng của não chậm, si ngốc, nói không rõ hoặc thất thanh, nước dãi nhiều, chướng ngại vận động, có những cử động vô ý thức. Mạch phù nhược, huyền, hoạt.

Theo y học cổ truyền, mạch Đốc tuần hành qua tuỷ sống, lên não. Trong trường hợp não chậm phát triển thì tủy và não đều bị tổn thương.

Sách “Bản thảo cương mục” có ghi: “Não vi nguyên thần chi phủ” tức là não là phủ của thần. Nếu “thần bất thanh” tức là não không bình thường. Não không bình thưòng tức là thần rối loạn. Do đó, phải châm các huyệt đạo của kinh Tâm, kinh Tâm bào để “An tâm định thần”, phối hợp châm kinh Đỏm để “Tráng thần đạt chí”.

Phương pháp điều trị

Dùng pháp: tỉnh não khái thần, ích chí bổ tủy. Chọn huyệt đạo ở trên đầu là chủ yếu, phối hợp với kinh Tâm, kinh Tâm bào, kinh Đởm chọn huyệt thích hợp.

Dùng thủ pháp Bổ là chủ yếu, kết hợp với Tả. Lưu châm 20 phút.

Huyệt đạo thường dùng

Thần đình – Bách hội

Mệnh môn – Tích trung

Bách hội – Não hộ

Nội quan – Khúc trạch

Thông thiên – Bách hội

Thần môn – Thiếu hải

My xung – Thông thiên

Phong trì – Phong trì

Huyền chung – Dương lăng tuyền

Mệnh môn – Yêu du

Đại lăng – Lao cung

Thần môn – Thiếu phủ

   HỘI CHỨNG ĐAU

Biện chứng luận trị

Sách Nội kinh viết: “Chủ thống giai nhân  khí” (nguyên nhân đau là ở khí). Linh khu viết: “bất thông tắc thống” (không thông thì đau), cổ nhân còn ghi lại: Kinh lạc ứ trở, khí hóa bất hành gây ra đau. Chứng hư, chứng thực đều có thể gây ra đau đớn: ở chứng hư thì kinh mạch trống không, ở chứng thực thì mạch cương huyết thịnh – cả hai hiện tượng đều gây ra đau vì tà khí sơ can, chính khí bất túc. Mạch có thể phù, hoạt sác hoặc trầm hoạt, huyền hoặc sáp.

Căn cứ vào lý luận y học phương Đông “Dĩ thống vi du” (chỗ nào đau là huyệt), thông thường khi điều trị hội chứng đau, thường dùng phương pháp “tuần kinh thủ huyệt” mà chọn huyệt đạo cho phù hợp. Nhưng đối với những chứng đau do bệnh ở tạng phủ thì phức tạp hơn. Nhiều trường hợp phải dựa theo tương quan lý luận giữa tạng phủ kinh lạc với âm dương- ngũ hành để chọn huyệt thì điều trị mới kết quả.

 Phương pháp điều trị

Theo phương pháp lấy chỗ đau làm huyệt  và phương châm châm theo ngũ thể (đầu, tay trái, tay phải, chân trái, chân phải), đồng thời phối hợp với phương pháp “tuần kinh thủ huyệt” để châm. Lưu châm 20-30 phút.

Những huyệt đạo thường dùng

Dương bạch – Ngư yêu Thái dương – Đồng tử liêu

Quyền liêu – Tứ bạch

Toản trúc – Tình minh

Phong trì – Phong trì

Bách hội – Thông thiên   Hợp cốc – Lao cung

Trung đô – Âm cốc

Thái xung – Hành gian

Phong phủ – Đỉnh chẩm

ĐAU THẬN KINH V

Thông thiên – Bách hội Phong trì – Phong trì
Đại chùy – Đồng tử liêu Đồng tử liêu – Thính hội
Phong trì – Ngọc chẩm Quyền liêu – Thính cung

THIÊN ĐẦU THỐNG – ĐAU ĐẦU

Giáp xa – Đầu duy Toản trúc – My xung
Ế phong – Quyền liêu Thần đình – Bách hội
Toản trúc – Tình minh My xung – Thông thiên

ĐAU DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Lương môn – Thiên khu Thiên khu – Đại hoành
Đại lăng – Khúc trạch Túc tam lý – Hạ cự hư

ĐAU THẮT NGỰC

Chương môn – Kinh môn Đại lăng – Lao cung
Chương môn – Đái mạch Thái xung – Giải khê
Thiên đột – Đản trung  

 Ù TAI, ĐIẾC TAI

 Biên chứng luận trị

Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều: Can Đởm phong hỏa thương nghịch làm tắc nghẽn kinh khí của Thiếu dương, có thể do ngoại cảm phong tà hoặc do ôn bệnh lấp khiếu, cũng có thể do Thận khí suy nhược, tinh khí yếu không khai khiếu ỏ tai được. Có thể chia làm 2 loại:

+ Thực chứng:

Do bệnh tật phát nhanh, không nghe được, trong tai có cảm giác căng nặng, có tiếng ve kêu liên tục. Do Can Đởm phong hỏa thử nghịch thường thấy: sắc mặt đỏ, miệng khô, người bực bội, khó chịu, mạch huyền. Nếu vì ngoại cảm phong tà thường có sốt, đầu đau,mạch phù

+ Hư chứng:

Giảm hoặc mất thính lực đã lâu, làm việc hoặc lao động nhiều, điếc tăng lên, ấn tay vào tai thấy tiếng kêu, tiếng ù giảm đi, đau lưng, di tinh, bạch đới (nữ), mạch hư tế.

Phương pháp điều trị

Tùy theo nguyên nhân mà dùng pháp: thông kinh hoạt lạc, tả hỏa thanh nhiệt, bổ Thận, sơ thông tam tiêu, thông kinh khí của Thiếu dương kinh và Quyết âm kinh.

Chọn những huyệt đạo thích ứng vối từng loại nguyên nhân gây bệnh. Theo kinh điển “Dùng Tả pháp (thịnh tắc Tả) và kết hợp dùng Bổ pháp (hư tắc Bổ)”. Lưu chầm 20-30 phút. 

Những huyệt đạo thường dùng

Ế phong – Quyền liêu Thái xung – Giải khê
Quyên liêu – Thính hội Khâu khư – Túc tam lý
Giải khê – Khâu khư Ngoại quan – Tam dương lạc
Khúc trì – Ngoại quan

Quan nguyên – Trung cực                              Khúc cốt – Quan nguyên

Quyền liêu – Thính cung                                Can du – Thận du  

Phong trì – Phong trì                                     Thiên thông – Bách hội

My xung – Thông thiên

 Giảm, mất thị lực

 Biện chứng luận trị:

Do ngoại cảm phong nhiệt, do ôn bệnh, Can Đởm hoả vượng thịnh, tuần hoàn khí huyết bị bế tắc, huyết ứ khí trệ làm cho thị lực giảm dần và mất hẳn thị lực. Mất thị lực thường gặp ở bệnh viêm thị thần kinh, di chứng viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, chủ yếu gây trở ngoại tuần hành khí huyết của các kinh Túc Thiếu dương Đởm, túc Quyết âm Can, Túc Dương minh Vị, Thủ Dương minh Đại trường, Thủ Thái dương Tiểu trường, Túc thái dương – Bàng quang.

Phương pháp điều trị:

Dùng phương pháp Tả là chính nhằm “thanh nhiệt – tả hoả – khai khiếu – minh mục”. Chọn những huyệt đạo thích hợp. Lưu châm 20-30 phút.

Những huyệt đao thường dùng

Dương bạch – Ngư yêu Thái dương – Đồng tử liêu
Quyền liêu – Tứ bạch Toản trúc – Tình minh
Phong trì – Phong trì Bách hội – Thông thiên
Hợp cốc – Lao cung Trung đô – Âm cốc
Thái xung – Hành gian   Phong phủ – Đỉnh chẩm 

KẾT LUẬN

Ở nước ta Châm cứu ngày càng phát triển, ngoài các phương pháp cổ điển cần phát triển các phương pháp châm mới như: Thủy châm, Nhĩ châm, Trường châm. Với mục đích: “Ôn cố tri tân” từ Cửu châm của người xưa, học tập kinh nghiệm người xa kết hợp trường châm với đại châm tạo thành một phương pháp châm mới có kết hợp Đông y và Tây y, kết hợp giải phẫu sinh lý của Y học hiện đại với tạng phủ kinh lạc để định vị rõ ràng và cụ thể các kinh huyệt, lập thành các đạo huyệt để vận dụng trong điều trị, chúng ta ngày càng phát triển và đạt kết quả tốt, chữa được nhiều chứng bệnh nặng (đau, liệt…) và ứng dụng trong châm tê phẫu thuật, ngày càng mở ra cho châm cứu Việt Nam một con đường sáng sủa về khoa học và đại chúng để phục vụ tốt sức khỏe nhân dân.

Ngày xưa cũng đã đánh giá cao tác dụng của Mãng châm. Ngày nay, học tập kinh nghiệm của người xưa ứng dụng Mãng châm và phát triển mãng châm, châm cứu Việt Nam đang được nhân dân trong nước và nhiều tổ chức châm cứu thế giới đánh giá cao Mãng châm như sau:

“Đại hề, Trường hề khiếu Mãng châm

Giáng yêu, trảm quỷ khu tà phong

Kinh giản, Điên cuồng, Hoán than, Tý

Châm đáo bệnh tiêu, hiển thần kỳ”

Tin Liên Quan