Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng chứng trúng phong

Trần Văn Thanh

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

 

Trúng phong là bệnh thường hay xảy ra theo lứa tuổi, giới và tùy theo từng chứng trạng Đông y mà mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát đặc điểm các thể lâm sàng và các nguyên nhân của xe winner x trúng phong. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích trên 180 bệnh nhân trúng phong. Kết quả cho thấy trúng phong gặp ở nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (p<0,05), nhóm tuổi trên 50 chiếm đa số; trúng phong do nguyên nhân phong đờm ứ huyệt chiếm 25%, Âm hư phong động chiếm 24,44 %, khí hư huyết ứ chiếm 22,22%, can dương thịnh 20,63%, đờm nhiệt 8,3%. Nhóm nghuyên nhân Can dương thịnh có tỷ lệ bệnh nhân TPTP cao hơn TPKL, các nhóm nguyên nhân khác có tỷ lệ TPKL và TPTP tương đương nhau (p>0,05).

Từ khóa: trúng phong, nguyên nhân trúng phong, tai biến mạch máu não, đột quỵ não.

ĐẶT VẤN ĐỀ

          Đột quỵ não theo y học cổ truyền thuộc chứng trúng phong, chỉ lạo bệnh mà người bệnh đột nhiên ngã ra, cứng đờ, một bên người bị liệt không cử động được hoặc hôn mê không biết gì, hoặc chết, hoặc không chết, thông thường gọi đó là trúng phong [4],[8]. Sách Kim quỹ yếu được chia các giày mlb hồng thể lâm sàng ở giai đoạn cấp tùy theo tà khí xâm nhập ở phần sâu và có hôn mê là trúng phong tạng phủ. Bán thân bất toại (nửa người không vận động theo ý muốn) hay chứng “thiên khô” là hậu quả của trúng phong.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

          Bao gồm 180 bệnh nhân được chẩn đoán xác định TBMMN (theo YHHĐ) – trúng phong (theo YHCT) được điều trị phục hồi tại Bệnh viện https://phongkhamjkvietnam.vn/ Châm cứu trong thời gian ngày 1 năm 2007 đến tháng 12 năm 2010.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang có phân tích

Các chỉ số nghiên cứu

Ngoài tuổi, giới, các nguyên nhân gây bệnh và các thể lâm àng.

  • Các nguyên nhân gây bệnh (Bảng 1)

Bảng 1. Các nguyên nhân trúng phong

(Theo Cục quản lý các bệnh về não – Trung Quốc – năm 2002)

bang nn trung pong

 Các thể lâm sàng trúng phong:

+ Trúng phong kinh lạc: Có các biểu hiện chứng trạng ra lục kinh, hình chứng, bệnh diễn biến từ từ, tê bại, liệt một phần chi thể hoặc liệt nửa người, không có hôn mê

+ Trúng phong tạng phủ: Bệnh nhân liệt nửa người có thể diễn tả từ từ hoặc đột ngột, có hôn mê.

Phương pháp thu thập số liệu

Khám Đông y thông qua tứ chẩn, bát cương để chẩn đoán phân loại nguyên nhân và thể lâm sàng.

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học bằng phần mềm SPSS.17.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng 2-6

Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới

bang phan.bang 2

 

Kết quả ở bảng 2 cho thấy nhóm trên 50 tuổi mắc trúng phong chiếm tỷ lệ cao (61,66%), còn nhóm 40 tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất (4,44%).

Bảng 3. Phân bố theo các nguyên nhân

bang 3,phan bo theo nhom nn 

Kết quả ở bảng 3 cho thấy trúng phong do nguyên nhân phong đờm ứ huyết chiếm 25%, âm hư phong động chiếm 24,44%. Tuy nhiên trong mỗi nhóm nguyên nhân gây bệnh tỷ lệ nam và nữ là khác nhau. Trong nhóm can dương thịnh thường gặp ở giới nam nhiều hơn giới nữ (22/35); ngược lại ở nhóm âm hư phong động số bệnh nhân nữ mắc nhiều hơn nam giới (30/44)

Bảng 4. Phân bố lâm sàng trúng phong

bagn 4.phan bo lam sang trung pong 

Kết quả ở bảng 4 cho thấy nhóm TPKL – TP:  Đa số bệnh nhân TPTP (80%), một số ít thuộc TPKL (20%). Trong nhóm nguyên nhân Can dương thịnh tỷ lệ bệnh nhân TPTP cao hơn TPKL, còn các nhóm nguyên nhân khác tỷ lệ TPKL và TPTP tương đương nhau (p>0,05).

BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu cho thấy chuengs trúng phong gặp ở nam giới chiếm tỷ lệ lớn hơn nữ giới (nam chiếm 62,22%). Trúng phong hay gặp nhất ở nhóm trên 50 tuổi (84,44%), ít gặp ở nhóm dưới 40 tuổi (3,89%), thường gặp là trúng phong tạng phủ (80%), còn trúng phong kinh lạc ít gặp hơn (20%). Trúng phong do nguyên nhân phong đờm ứ huyết chiếm tỷ lệ cao nhất 25%, âm hư phong động chiếm 24,44%. Tuy nhiên trong mỗi nhóm nguyên nhân gây bệnh tỷ lệ nam giới và nứ giới là khác nhau. Trong nhóm can dương thịnh thường gặp ở giới nam nhiều hơn giới nữ (22/35); ngược lại ở nhóm âm hư phong động số bệnh nhân nữ mắc nhiều hơn nam giới (30/44), chúng tôi cho rằng nhiều công việc nặng nhọc do giày lười louis vuittion nam giới đảm nhiệm, kèm theo nam giới hay dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá nên khi bị trúng phong thường gặp nặng và là TPTP, ngược lại ở nữ giới do dao động nặng nhọc kết hợp với việc sinh đẻ và quá trình nuôi con, ít được bồi dưỡng và ghỉ ngơi họp lý gây nên hao tổn phần huyết âm hư.

KẾT LUẬN

Bệnh nhân trúng phong gặp ở nam giới chiếm 62,22%, nữ giới chiếm 37,8%, đa số gặp nhóm trên 50 tuổi (84,44%), ít gặp ở nhóm dưới 40 tuổi (3,89%), trúng phong tạng phủ chiếm 80%, trúng phong kinh lạc chiếm 20 %.

Trúng phong do nguyên nhân phong đờm ứ huyết chiếm 25%, âm hư phong động chiếm 24,44%, khí hư huyết ứ chiếm 22,22,%, can dương thịnh 20,63%, đờm nhiệt 8,3%. Nhóm nguyên nhân Can dương thịnh tỷ lệ bệnh nhân TPTP cao hơn TPKL, còn các nhóm nguyên nhân khác tỷ lệ TPKL và TPTP tương đương nhau (p>0,05).

SUMMARY

 Wind stroke is a disease which is occurred depending on the age groups, sex and damaged status evaluated by the Oriental theories, has sequela of paralysed of movement system form serious to mild level. The objective of the sudy is survey the charatessistics of the incidencen of age group, sex and level of paralyzed movement system of wind stroke. The sutdy is applied the crooss- sectional method with annalysis with the sample size of 180 win stroke patients. The obtained results indicated that the incidence of male patients higher than female patients with P<0,05, in the age group over 50, wind stroke of organ – viceras is 80%, wind stroke of meridians is 20%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Chương (2005), Đại cương đột quỵ não, Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản Y học., tập 3, tr 4-34.
  2. Đặng Tuấn Dư (2002), Nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng Trung Y dược, Nhà xuất bản Khoa học Y dược Trung Quốc, tr. 99 – 104.
  3. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não: hướng dẫn giày nam thể thao chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản y học, tr.20-45.
  4. Vũ Thường Sơn (2004), Nghiên cứu điện châm phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não cục bộ, Y dược học quân sự, số 5, tr. 114 – 1221.
  5. Trần Văn Thanh (2012), Nghiên cứu hiệu quả phục hồi sức co chi bằng điện mãng châm ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ sai gia đoạn cáp trên lâm sàng, điện não, điện cơ. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
  6. Nguyễn Tài Thu (1994), Một số nhận xét 120 bệnh nhân do ĐQN được phục hồi tại Viện châm cứu, Tạp chí Châm cứu Việt Nam số 14. Tr.15- 16.
  7. Trần Thúy, Trương Việt Bình, Trần Quang Đạt (2005), Tai biến mạch máu não, bài giảng y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 58 – 61

 

Tin Liên Quan