KHẢO SÁT TỈ LỆ XUẤT HIỆN CÁC TAI BIẾN THƯỜNG GẶP CỦA
ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ
Tạ Đăng Quang*, Lê Ngọc Tùng**, Vũ Thị Thùy Ninh**
Khoa Y học Cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội*
Bệnh viện Thanh Nhàn**
TÓM TẮT
Điện châm là phương pháp điều trị đang được áp dụng tại các đơn vị chuyên ngành Y học cổ truyền (YHCT).
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ xuất hiện các tai biến thường gặp của điện châm trong điều trị.
Đối tượng: tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú có chỉ định điện châm trong điều trị tại khoa YHCT Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013.
Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ tai biến của điện châm trên bệnh nhân điều trị tại khoa YHCT- Bệnh viện Thanh Nhàn là 10,1%. Trong đó tai biến chảy máu chiếm tỷ lệ cao nhất là 7,4%, kim bị cong chiếm 0,9%, châm vào dây thần kinh 0,7%, tác dụng không mong muốn do kích thích điện chiếm 1,1%. Không xuất hiện tai biến vựng châm, nhiễm trùng, châm vào tạng phủ. Kết luận: Điện châm là phương pháp khá an toàn.
Từ khóa: tai biến, châm cứu.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điện châm là một phương pháp chữa bệnh phổ biến hiện nay, phương pháp này là sự phối hợp tác dụng các dòng điện một chiều (galvanic), cảm ứng (paradic) xung một pha hay hai pha, xung đều hay không đều…với tác dụng chữa bệnh của châm cứu [1]. Tuy điện châm là một phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả và có tính an toàn cao, xong trong quá trình điều trị đôi khi cũng có xuất hiện một vài biến chứng như vựng châm, chảy máu, gãy kim… [2].Tỉ lệ tác dụng phụ của châm cứu trong một số công trình nghiên cứu trên thế giới là 11,37% (Ernst), 6,7% (White A) [3]. Việt Nam qua các tài liệu được tham khảo có rất ít nghiên cứu chi tiết về tỉ lệ cụ thể những tác dụng không mong muốn của châm cứu. Trong đó đáng chú ý có nghiên cứu của Trương Trung Hiếu được tiến hành tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ 13,2% [4].
Tại khoa YHCT – Bệnh viện Thanh Nhàn, điện châm đang được sử dụng một cách rộng rãi trong công tác điều trị cho hàng nghìn lượt bệnh nhân nội trú và ngoại trú của khoa, tuy nhiên cũng chưa có thống kê chi tiết nào về các tai biến trong sử dụng điện châm. Vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu sau: Đánh giá tỉ lệ xuất hiện các tai biến thường gặp của điện châm trong điều trị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú có chỉ định điện châm trong điều trị tại khoa YHCT Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 3/2013 đến tháng 9/2013 thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
+ Tất cả bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, loại hình bệnh tật, thời gian mắc bệnh.
+ Không áp dụng các thủ thuật khác trong điều trị.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bệnh nhân sử dụng các thủ thuật khác trong khi điện châm.
+ Bệnh nhân có chống chỉ định với điện châm.
- Phương tiện nghiên cứu
+ Kim châm cứu: kim dài 4 – 6cm, 10cm làm bằng thép không gỉ, sản xuất tại Việt Nam
+ Máy điện châm MEDICINE model 1592 – ET – TK21 do công ty đầu tư phát triển công nghệ xây lắp K&N Việt Nam sản xuất. Giấy phép lưu hành số 40/BYT-TB-CT Bộ Y tế.
+ Bộ đo huyết áp Tanako model LOT 01- 2481 sản xuất tại Nhật Bản.
+ Bông, cồn, khay vô trùng, pince kẹp bông, pince kẹp kim.
+ Bệnh án nghiên cứu, bảng theo dõi các tác dụng không mong muốn được làm theo mẫu thống nhất, trích từ các tài liệu tham khảo.
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.
|
Cỡ mẫu:
Công thức tính cỡ mẫu:
Chọn α = 0,05, Δ = 0,05, p = 0,13
Vậy: n = 1,962 ~ 174 (lần châm)
Trong nghiên cứu, chúng tôi khảo sát 60 bệnh nhân (435 lần điện châm).
- Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu liên quan đến đối tượng nghiên cứu:
+ Tuổi, giới, loại hình bệnh tật đang được điều trị
- Các chỉ tiêu liên quan đến tác dụng không mong muốn của điện châm
+ Chảy máu (do châm kim vào tĩnh mạch): được ghi nhận khi xuất hiện máu chảy ra từ nơi châm ngay sau khi rút kim.
+ Gãy kim: do kim cong, kim gỉ, và thủ thuật quá mạnh, thường gãy ở phần tiếp giáp giữa cán kim và thân kim [2].
+ Kim bị cong: do cách cầm kim không đúng hoặc bệnh nhân thay đổi tư thế [4].
+ Nhiễm trùng vết châm: triệu chứng giống viêm nang lông, xuất hiện nốt sần nhỏ, ửng đỏ, ngứa tại vị trí châm [5].
+ Vựng châm, say kim (sốc): là tình trạng khi vừa châm xong hoặc đang day kim kích thích thì sắc mặt người bệnh tái đi, vã mồ hôi, mạch nhanh, tim đập yếu, bệnh nhân kêu hoa mắt chóng mặt, buồn nôn … [6].
+ Châm chạm dây thần kinh: khi châm đúng dây thần kinh, người bệnh có cảm giác giật theo dọc đường đi của dây thần kinh [7], [8].
+ Châm vào tạng phủ: tùy theo tạng phủ bị châm sẽ có triệu chứng tương ứng. Ví dụ: châm vào phổi gây tràn khí màng phổi dẫn tới khó thở, tím tái,…[7]
+ Tai biến của kích thích điện: người bệnh cảm thấy khó chịu , chóng mặt [2], cảm thấy điện tại vùng châm tăng lên hoặc mất đi sau khi kích thích 1 thời gian..
- Xử lý số liệu: phần mềm thống kê SPSS 16.0
- KẾT QUẢ
- Đặc điểm bệnh nhân
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới
Tuổi | Giới | Tổng | ||||
Nam | Nữ | |||||
n | Tỷ lệ % | n | Tỷ lệ % | n | Tỷ lệ % | |
<60 | 7 | 28 | 17 | 48,6 | 24 | 40 |
≥ 60 | 18 | 72 | 18 | 51,4 | 36 | 60 |
Tổng | 25 | 100 | 35 | 100 | 60 | 100 |
Nhận xét: Bệnh nhân nam chiếm 41,7%, trong đó bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ chủ yếu với 72%. Bệnh nhân nữ chiếm 58,3%, trong đó lứa tuổi trên 60 tuổi cao hơn với 51,4%, dưới 60 tuổi chiếm 48,6%.
Bảng 2. Phân bố theo tình trạng bệnh lý đang điều trị
Bệnh | Nhóm NC (n= 60) | |
n | Tỷ lệ % | |
Tai biến mạch não | 5 | 8,3 |
Đau thần kinh tọa | 7 | 11,7 |
Thoái hóa cột sống | 18 | 30,0 |
Liệt dây thần kinh VII | 2 | 3,3 |
Sntk/ Snct | 5 | 8,3 |
Thoái hóa khớp | 8 | 13,3 |
Đau lưng | 5 | 8,3 |
Viêm quanh khớp vai | 3 | 5,0 |
Bệnh khác | 7 | 11,8 |
Tổng | 60 | 100 |
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý cơ xương khớp (gồm THCS, Thoái hóa khớp, đau lưng, viêm quanh khớp vai) chiếm 56,6% tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu. Trong đó bệnh nhân thoái hóa xương khớp (thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp) chiếm 43,3%. Các bệnh lý thần kinh chiếm 23,3% tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu.
- Tác dụng không mong muốn của điện châm
- Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn của điện châm
Bảng 3. Tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn của điện châm
Tác dụng không
mong muốn |
Xét trên tổng số tai biến (%) | Xét trên tổng số lần châm (%) | |
n | Tỷ lệ % | n = 435 (lần châm) | |
Chảy máu | 32 | 72,7 | 7,4 |
Gãy kim | 0 | 0 | 0 |
Kim bị cong | 4 | 9,1 | 0,9 |
Nhiễm trùng vết châm | 0 | 0 | 0 |
Vựng châm | 0 | 0 | 0 |
Châm vào dây thần kinh | 3 | 6,8 | 0,7 |
Châm vào tạng phủ | 0 | 0 | 0 |
Kích thích điện | 5 | 14,4 | 1,1 |
Tổng | 44 | 100 | 10,1 |
Nhận xét: Tỷ lệ tai biến của điện châm chiếm 10,1% trên tổng số 435 lần châm. Trong đó, tỷ lệ tai biến chảy máu cao nhất chiếm 72,7% tổng số tai biến và chiếm 7,4% tổng số lần châm. Tỉ lệ tai biến kim bị cong chiếm 0,9%, châm vào dây thần kinh 0,7%, tác dụng không mong muốn do kích thích điện chiếm 1,1%.
- Mối liên quan giữa tuổi, giới và tác dụng không mong muốn của điện châmchâm
Bảng 4. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn của điện châm với tuổi và giới
Nhóm tuổi |
Tác dụng không mong muốn của điện châm |
p |
|||
Nam | Nữ | ||||
n | Tỷ lệ % | n | Tỷ lệ % | > 0,05 | |
< 60 | 9 | 52,9 | 15 | 55,6 | |
≥ 60 | 8 | 47,1 | 12 | 44,4 | |
Tổng | 17 | 100 | 27 | 100 |
Nhận xét: Tỷ lệ tai biến của nam và nữ là 52,9% và 55,6%, tỷ lệ tai biến giữa 2 nhóm tuổi < 60 và trên 60 tuổi là 47,1% và 44,4% . Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Mối liên quan giữa loại hình bệnh tật với tác dụng không mong muốn của điện châm
Bảng 5. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn của điện châm và loại hình bệnh tật
Loại hình bệnh |
Tác dụng không mong muốn của điện châm (n = 435) | |||
Có | Không | |||
n | Tỷ lệ % | n | Tỷ lệ % | |
Tai biến mạch não | 10 | 2,3 | 35 | 8,01 |
Đau thần kinh tọa | 4 | 0,92 | 48 | 11,03 |
Thoái hóa cột sống | 8 | 1,84 | 112 | 25,75 |
Liệt dây thần kinhVII | 3 | 0,7 | 20 | 4,6 |
Sntk/ Snct | 1 | 0,22 | 41 | 9,43 |
Thoái hóa khớp | 6 | 1,4 | 49 | 11,32 |
Đau lưng | 7 | 1,6 | 34 | 7,82 |
Viêm quanh khớp vai | 1 | 0,2 | 18 | 4,12 |
Bệnh khác | 4 | 0,92 | 34 | 7,82 |
Tổng | 44 | 10,1 | 391 | 89,9 |
Nhận xét: Tỷ lệ tai biến trong châm cứu ở nhóm bệnh lý cơ xương khớpchiếm tỷ lệ cao nhất là 50% trong tổng số lần châm tai biến. Nhóm bệnh Tai biến mạch não chiếm tỷ lệ cao nhất 22,7% trong tổng số lần châm bị tai biến.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ xuất hiện tai biến khi sử dụng điện châm trong điều trị là 10,1%, tỷ lệ chảy máu sau châm chiếm tỷ lệ cao nhất là 7,4%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trương Trung Hiếu tỷ lệ chảy máu chiếm 6,24% [4]. Vị trí chảy máu thường gặp ở các huyệt nằm ở vùng đầu, vùng cẳng tay, cẳng chân. Đây là những vùng có nhiều mạch máu ở nông, khối cơ phía dưới mỏng hoặc ít nên dễ xuất hiện chảy máu khi châm. Tuy nhiên, lượng máu chảy ra khi châm thường rất ít, không đáng kể và có thể được cầm nhanh chóng bằng cách dùng bông khô ấn vào vị trí chảy máu. Mặt khác, việc châm nhiều lần tại một vị trí huyệt nhất định trong quá trình điều trị cũng khiến tổ chức tại nơi châm bị tổn thương làm gia tăng nguy cơ chảy máu. Để phòng tránh tai biến này ta có thể dùng cách thay đổi các huyệt châm cứu khác nhau trong một liệu trình điều trị bệnh.
Biến chứng nguy hiểm nhất khi châm cứu là vựng châm. Vựng châm thường xảy ra ở những bệnh nhân châm lần đầu, hay lo lắng, thể trạng quá no, quá đói, cơ thể suy nhược…[2]. Trong nghiên cứu, bệnh nhân được giải thích đầy đủ về các thủ thuật tiến hành và các cảm giác khi châm cứu nên không xảy ra hiện tượng vựng châm.
Điện châm là một thủ thuật xâm lấn, sử dụng kim châm cứu được hấp sấy vô khuẩn, dùng một lần. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra nếu như tay thầy thuốc không được sát trùng trước khi châm, hoặc do bệnh nhân không giữ vệ sinh tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không ghi nhận trường hợp nào có nhiễm trùng tại vị trí châm. Kết quả này có được là do chúng tôi đảm bảo được nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình châm và các bệnh nhân đều được hướng dẫn đầy đủ về những chú ý trong khi vệ sinh vùng huyệt châm cứu.
Qua bảng 5 ta thấy tỷ lệ tác dụng không mong muốn xuất hiện ở nhóm bệnh lý cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% trong tổng số các tai biến khi châm. Kết quả này là do đây cũng là mặt bệnh thường gặp ở khoa, nên có tỷ lệ sử dụng điện châm nhiều nên nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn cao hơn so với các nhóm bệnh khác.
KẾT LUẬN
Phương pháp điện châm khá an toàn với tỉ lệ tai biến là 10,1% trong đó chảy máu chiếm 72,7% trong tổng số tai biến, lượng máu chảy ra khi châm thường rất ít có thể được cầm nhanh chóng bằng bông khô ấn vào vị trí chảy máu.
SUMMARY
Investigating the prevalence of common side effects after Electro-acupuncture in treatment.
Electro–acupuncture is applied at the department of Traditional Medicine.
Objective: Investigating the prevalence of common side effects after Electro-acupuncture in treatment.
Subjects: all inpatients and outpatients are indicated electro-acupuncture at the department of traditional medicine in Thanh Nhan hospital from May 3/2013 to May 9/2013.
Methods: prospective study, cross-sectional descriptive.
Results: The incidence rate of electro-acupuncture on patients treated at the department of traditional medicine-Thanh Nhan Hospital was 10.1%. The bleeding complications accounted for the highest rate of 7.4%, accounting for 0.9% curved needle, prick the nerve to 0.7%, the side effects of electrical stimulation by 1.1%. No appeared worse and fatigue, infections, organ prickling.
Conclusions: Electro-acupucture is a relatively safe method.
Key words: side efects, acupuncture
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trường Đại Học Y Hà Nội, Bộ môn YHCT (1999), Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học , trang 1073.
- Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc và Hoàng Bảo Châu (2005). Bài giảng YHCT tập II, Nhà xuất bản Y học , trang 346 – 470.
- White A., Hayhoe S., Hart A. and Ernst E. (2001), Adverse events following acupuncture: prospective survey of 32 000 consultations with doctors and physiotherapists, BMJ; pp. 323;485-48.
- Trương Trung Hiếu (2010), Khảo sát tần xuất một số tác dụng không mong muốn xảy ra tức thời ở thể châm trong điều trị lâm sàng tại các bệnh viện YHCT ở TPHCM , tạp chí Y Học TP.Hồ Chí Minh tập 14 *số 2* 2010, tr 63-67.
- Quan Đông Hoa, Quan Thế Dân (1990), Châm cứu cổ điển và hiện đại, Hội và Viện Y Dược Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh, tr 3-36.
- Nguyễn Tài Thu (1993), Châm cứu chữa bệnh, NXB Đồng Nai tr.7-
- Lã Quang Nhiếp, Đặng Chu Kỳ và Hoàng Bảo Châu (1984), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y Học , tr 317, 375-376.
- Viện hàn lâm y học cổ truyền Trung Quốc (1998), Châm cứu học, Nhà xuất bản Khánh Hòa, tr. 7 -22